(Ngày ngày viết chữ) Cổ mỹ từ là loạt bài tập hợp những từ có sắc thái cổ nom rất đẹp trong tiếng Việt. Lưu ý, “Cổ mỹ từ” chỉ là một tên gọi mà Ngày ngày viết chữ đặt cho những từ này, không phải khái niệm “từ cổ” đúng nghĩa của ngôn ngữ học.
Tất cả các cổ mỹ từ mà Ngày ngày viết chữ sưu tầm, lý giải đều được cập nhật tại chuyên mục này theo trật tự ABC. Quý bạn đọc vui lòng không sao chép, không sử dụng lại khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Ngày ngày viết chữ.
Bài này tập hợp các Cổ mỹ từ theo trật tự từ P đến Y. Còn đây là đường dẫn dẫn đến các bài viết theo trật tự:
Từ A đến G | Từ H đến O
Cho nên cách dùng “phong thụ” hoặc “phong mộc” nghĩa đen là cây bị gió lay, còn nghĩa bóng, theo Từ điển Nguyễn Quốc Hùng là “chỉ cha mẹ già yếu mà con cái không kịp về phụng dưỡng”. Từ điển Đào Duy Anh cũng giảng tương tự, rằng “con cái nghĩ đến báo đáp cha mẹ, mà cha mẹ đã chết rồi”.
Về câu “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, hiện nay phạm vi sử dụng đã rộng hơn, thường dùng trong các trường hợp mình thì muốn thôi, muốn được yên nhưng người khác (trong mối quan hệ nào đó với mình) thì không muốn thế, không để cho mình được yên.
(*) Thầy Tử Lộ, tức Trọng Do (542-480 TCN), là người đất Biện, nước Lỗ thời Xuân Thu. Ông là học trò của Khổng Tử và là một người con rất hiếu thảo.
《Khi ông Trương Cán mới thi đậu, có vào yết kiến ông Vương Đình Tướng là một bậc danh sĩ đời bấy giờ. Ông Vương Đình Tướng bảo rằng: “Hôm trước, trời vừa mưa xong, tôi đi qua phố, có trông thấy một người đi đôi giày mới, đi từ phố nọ đến phố kia, rón rén tìm lối mà bước, chỉ sợ lấm giày; sau quanh vào trong thành, bùn lầy nhiều quá, người ấy lỡ chân giẫm phải đống bùn, từ bấy giờ cứ bước tràn đi, chẳng tiếc gì đến đôi giày nữa. Xem thế mới biết người ta nên giữ gìn tính hạnh ngay từ lúc đầu, nếu đã lỡ một lần, thì dần dần thành ra người càn rỡ”.
Ông Trương Cán nghe lời dạy ấy, lấy làm cảm phục, mà tôn làm thầy.
Ta nay đi học, cũng nên lấy điều ấy làm răn. Dẫu việc nhỏ mọn thế nào, ta cũng phải cẩn thận giữ gìn, nếu không thì chỉ có lần đầu là khó, rồi hễ đã quen một lần là quen mãi. Bởi thế cho nên cổ nhân lấy sự giữ mình làm cẩn trọng lắm.》
“Du Hội An phùng Vị thành ca giả” của Cao Bá Quát:“Quản huyền kim dạ nguyệt,Hương quốc kỷ thu phong.”Hai câu này, Lý Lãng Nhân dịch là:“Đêm trăng đàn sáo quyện nhau,Quê xưa cách mấy thu nào nhớ chăng.”
Dịch thơ là:“Hun người nắng mới như say,Lâu đài ấm áp nhuốm đầy dương quang.”(Dẫn theo “Truyền kỳ mạn lục”, Nguyễn Dữ, Trúc Khê dịch, NXB Hội Nhà Văn, 2017.)
Còn một bài thơ nữa cũng rất hay có dùng từ “sơ tình” là bài “Cao tùng” của Lý Thương Ẩn (một nhà thơ Trung Quốc sống vào thời Vãn Đường), thơ viết:
“Khách tán sơ tình hậu,Tăng lai bất ngữ thì.”
Xem thêm : Tam Tự kinh bài 21: 如囊萤 NHƯ NANG HUỲNH – 苏老泉 TÔ LÃO TUYỀN
Chữ Hán là:客散初晴後,僧來不語時。
Dịch đại ý là khách về hết lúc trời rạng sáng, rồi nhà sư đến chơi nhưng không nói gì.Mặc dù thường thì album Cổ mỹ từ chỉ trích văn học Việt Nam, nhưng vì thơ của Lý Thương Ẩn hay nên mình cũng mạn phép trích lại để mọi người cùng đọc ha.
Nói thêm một chút về từ Diệm – 艶 (cũng viết là 艷 hoặc vài cách viết khác nữa), từ này ngày nay ta quen đọc là “diễm” (trong “diễm lệ”, “kiều diễm”,…). “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh giảng “diệm dương” là “trời mùa xuân đầm ấm đẹp đẽ”.
Bài “Hoạ Hoài Trân thị hạ thủ vãn diểu nguyên vận” của Nguyễn Phúc Ưng Bình có câu:Mạc hận tầm phương kim dĩ vãn,Huân phong hương mãn lục trì âm.莫恨尋芳今已晚,薰風香滿綠池陰。Ðừng lo hôm nay đi tìm ngắm cảnh đẹp đã muộn,Gió thổi mùi thơm khắp cả ao xanh mát.
Bài “Bính Tuất nguyên nhật ngẫu thành [Thị nhật lập xuân]” của Lê Khắc Cẩn có câu:Tuý lai nghĩ tác tầm phương khứ,Tuỳ hạc vi ngâm quá tiểu kiều.醉來擬作尋芳去,隨鶴微吟過小橋。Say rồi thì muốn tìm một nơi có cảnh đẹp mà bước ra,Để nghe tiếng đàn hạc nhẹ nhàng bay qua cầu.
Hy vọng mỗi chúng ta dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể tìm thấy hoa thơm, cảnh đẹp cho riêng mình và ngay trong lòng mình.
“Cẩm tú” (錦繡) là gấm thêu, gấm vóc, ở đây chỉ người học trò đã đỗ đạt thành danh. “Quyết ném thanh khâm sang cẩm tú” bày tỏ cái chí của Cao Bá Quát, cái chí từ “thanh khâm” quyết thành “cẩm tú”.
Một trường hợp gần với “thiều hoa” – có lẽ quen thuộc với chúng ta hơn – là từ “thiều quang” (韶光), trong câu Kiều trứ danh:“Ngày xuân con én đưa thoi,Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.”
“Thiều quang” cũng có nghĩa tương tự “thiều hoa”, đều chỉ ánh sáng tươi đẹp, ngày xuân rực rỡ, tỉ dụ tuổi trẻ đẹp đẽ.
“Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều có câu:“Khoa thược dược mơ mòng thụy vũ,Đoá hải đường thức ngủ xuân tiêu.”Nghĩa là cành hoa thược dược say mơ vì được cơn mưa lành và đoá hải đường (ý chỉ người cung nữ đẹp) ngủ say trong đêm xuân.
Tác phẩm “Sãi Vãi” (tức là ông Sãi và bà Vãi) này có thể nói là rất đặc sắc, mọi người có thể tìm trên thivien.net để đọc thử. Câu mà Bửu Kế trích dẫn ở trên, trọn vẹn hơn là:“Muốn kinh bang chưa gặp vận hanh thông,Muốn tế thế hãy còn thời truân kiển.”
“Túc duyên” nói chung là mối ràng buộc đã định sẵn, mối ràng buộc có từ kiếp trước giữa người với người. “Đại Nam quốc sử diễn ca” của Lê Ngô Cát – Đặng Huy Trứ có câu: “Biết đâu gặp gỡ lại là túc duyên”. “Đắc cố nhân thư chiêu Đỗ Thiện Trường tiểu chước dạ thoại kỳ 1” của Đoàn Huyên có câu “Túc duyên vô phụ tất đầu lao”, nghĩa là “Duyên xưa chẳng phụ tình gắn bó keo sơn”.
“Xuân huyên” nói chung là chỉ cha mẹ. Truyện “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu có câu:“Tiên rằng: Thương cội xuân huyên,Tuổi cao tác lớn chịu phiền lao đao.”
Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du dùng “xuân huyên” hai lần như sau:
- “Xuân huyên chợt tỉnh giấc nồng,Một nhà tấp nập kẻ trong người ngoài.”
- “Xuân huyên lo sợ biết bao,Quá ra khi đến thế nào mà hay!”
Trần Bích San có loạt bài “Vịnh Kiều”, trong đó Đệ ngũ hồi dùng từ “xuân huyên” như sau:“Hai khóm xuân huyên bóng đã tà,Trăm điều bối rối một mình ta.”
Xem thêm : Chọn sân bay nào khi tới vùng Kanto, Nhật Bản | TalentHub Blog | Live and work in Japan
Ngoài “xuân huyên” (“xuân đường” và “huyên đường”), còn một cặp từ nữa dùng để chỉ cha mẹ của mình cũng rất hay là “gia nghiêm” và “gia từ”.
“Gia nghiêm”, chữ Hán viết là 家嚴, nghĩa là người nghiêm khắc trong nhà tôi, tức là cha tôi. Chữ “nghiêm” nghĩa là có uy thế đáng sợ, tôn kính, gắt gao,… Người xưa thường dùng “nghiêm” để chỉ người cha, như “nghiêm phụ”, “nghiêm quân”, “nghiêm đường” đều là từ để chỉ cha.
“Gia từ”, chữ Hán viết là 家慈, nghĩa là người giàu lòng thương yêu trong nhà tôi, tức là mẹ tôi. Chữ “từ” nghĩa là hiền, lành, lòng thương yêu, người trên yêu thương người dưới thì gọi là “từ”. Người xưa thường dùng “từ” để chỉ mẹ, thường gặp nhất trong “từ mẫu”, “tiên từ” (người mẹ đã mất).
Bài Chi Thăng Bình ký đồng song chư hữu (Đi Thăng Bình, gửi các bạn đồng môn) cũng của Trần Bích San có câu:“Gia nghiêm thả viễn hoạn,Gia từ tương lão chí.”(家嚴且遠宦,家慈將老至.)Nghĩa là:Cha tôi làm quan ở xa,Mẹ tôi đến tuổi già yếu.
Về từ “nghiêm quân”, trong “Nữ tú tài”, một truyện thơ khuyết danh Việt Nam có câu:“Đặt tên là ả Phi Nga,Huyên đường sớm vắng, còn nhà nghiêm quân.”Tức là mẹ mất sớm, nhà chỉ còn cha.
Về từ “nghiêm đường”, trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có câu:“Vốn người huyện Tích châu Thường,Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm Truy.”“Nghiêm đường” ở đây là Thúc ông, cha của Thúc Sinh.
(*) Chữ 諼 ở đây cùng nghĩa với chữ 萱.
Huỳnh Thúc Kháng dịch: “Đàn anh phái tân học, bỗng mất một tay, muôn dặm mịt mù, bạn trẻ trông sau rền rĩ khóc;Đời thọ với danh thơm, khó toàn hai ngả, một quan nho nhỏ, mẹ già dựa cửa xót xa đau.”
– Bài “Bồi Băng Hồ tướng công du xuân giang (Tiên vân tình nhật tuyết hoa thiên)”, Nguyễn Phi Khanh:Tiên vân tình nhật tuyết hoa thiên,Yên cảnh tam xuân thắng liễu xuyên.鮮雲晴日雪花天,煙景三春勝柳川。(Mây tươi sáng, trời quang tạnh, một bầu hoa tuyết,Cảnh sắc ba xuân hơn hẳn con sông rặng liễu.)
– Bài “Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 15”, Lê Thánh Tông:Hà lộ tề phi thu thuỷ thanh,Nhất thiên yên cảnh hữu thuỳ tranh.霞鷺齊飛秋水清,一天煙景有誰爭。Ráng chiều và cò cùng bay, nước mùa thu trong vắt,Đầy trời cảnh sương khói chẳng ai giành.
– Bài “Khai song”, Nguyễn Du:Môn tiền yên cảnh cận như hà?Nhàn nhật khai song sinh ý đa.門前煙景近如何,閒日開窗生意多。(Phong cảnh trước nhà, nay như thế nào rồi?Nhàn rỗi, mở cửa sổ ra xem, thấy mọi vật vẫn vui tươi.)
– Bài “Thu dạ kỳ 2”, Nguyễn Du:Thiên lý giang sơn tần trướng vọng,Tứ thì yên cảnh độc trầm ngâm.千里江山頻悵望,四時煙景獨沉吟。(Non sông ngàn dặm cứ nhìn là thấy buồn,Phong cảnh bốn mùa, riêng mình ngậm ngùi.)
– Bài “Sơn Thủy độ”, Nguyễn Văn Siêu:Tà dương cách lãnh tận,Yên cảnh dữ khê hồn.斜陽隔嶺盡,煙景與溪渾。(Bóng mặt trời tà đã khuất núi rồi.Cảnh mây khói cùng lẫn lộn giữa khe.)
Trên đây là các Cổ mỹ từ theo trật tự từ P đến Y. Còn đây là đường dẫn dẫn đến các bài viết theo trật tự:
Từ A đến G | Từ H đến O
Nguồn: https://tiengtrungnhuy.edu.vn
Danh mục: Từ Điển