Cuối năm 2004, một số tờ báo điện tử nước này đã tổng kết các vụ án xảy ra trong năm trên cả nước và từ đó bình chọn ra 10 vụ án quan trọng nhất. Theo Pháp luật TP.HCM, những vụ án này trải dài từ vụ làm giả giấy phép lái xe đến vụ sát hại dã man một học sinh.
21 trẻ sơ sinh chết vì sữa bột giả
Từ thư tố cáo của một nông dân ở xã Tam Đường, huyện Thái Hòa, thành phố Phụ Dương (An Huy), phản ánh sữa bột kém chất lượng, công an đã phát hiện ra vụ làm sữa giả ở Phụ Dương. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đích thân phê chuẩn công văn yêu cầu Cục Giám sát dược phẩm và thực phẩm quốc gia tiến hành điều tra.
Bạn đang xem: 10 vụ án nổi tiếng nhất ở Trung Quốc
Trong vụ án sữa bột giả ở thành phố Phụ Dương, có hơn 50 loại sữa không đạt tiêu chuẩn chất lượng, 40 xí nghiệp của 10 tỉnh, thành phố, khu tự trị có liên quan, hơn 100.000 bao sữa bột bị cấm tiêu thụ, 4 ổ sản xuất sữa giả bị triệt phá và 78 người bị bắt giam.
Ngày 20/4/2004, tổ điều tra thuộc Quốc vụ viện đến Phụ Dương. Sau hai tháng điều tra, họ đã phát hiện có 21 trẻ sơ sinh tử vong do uống sữa bột giả, 229 đứa trẻ khác cũng bị ảnh hưởng sức khỏe. Bốn tỉnh Triết Giang, An Huy, Phúc Kiến, Tứ Xuyên đã điều tra được 14 cán bộ các ngành y tế, kiểm tra chất lượng thực phẩm, công thương không làm tròn trách nhiệm. Đến cuối năm 2004, tòa án đã lần lượt xét xử 15 trong tổng số 35 vụ lập án xử lý, trong đó 20 bị cáo bị tuyên án tù giam từ 6 tháng đến 8 năm.
Quan tham Vương Hoài Trung với 4,8 triệu nhân dân tệ (NDT) tài sản phi pháp
Vương Hoài Trung là Phó chủ tịch tỉnh An Huy. Trong thời gian đương chức, Vương đã lợi dụng chức vụ nhiều lần nhận hối lộ của Dương Hiểu Minh, chủ tịch công ty giày da Phi Long, để tạo điều kiện miễn giảm thuế. Trong công tác xét cấp đất, bố trí di dời, quy hoạch, Vương cũng đã bán đất với giá hời cho các công ty xây dựng để lấy tiền bỏ túi riêng.
Cơ quan điều tra đã tổng kết số tài sản phi pháp của Vương lên đến 4,8 triệu NDT (9,1 tỷ đồng Việt Nam). Ngày 12/2/2004, Vương Hoài Trung bị xử tử hình. Đây là cán bộ cao cấp thứ ba của Trung Quốc lãnh án tử hình.
Sinh viên Mã Gia Tước giết người
22 tuổi, Mã Gia Tước là sinh viên khoa Sinh Đại học Vân Nam. Tháng 2/2004, do có xích mích với 3 sinh viên ở chung ký túc xá, Mã nảy sinh ý định giết người. Sợ một người bạn cùng phòng ngăn cản, Mã quyết định giết luôn người này. Ngày 13/2/2004, Mã dùng búa đánh vào đầu 4 người và mang xác bỏ trong tủ quần áo trong ký túc xá, sau đó trốn đến Quảng Đông.
Xem thêm : Từ vựng tiếng Trung chủ đề chính trị
Công an đã ra lệnh truy nã, treo giải thưởng 200.000 NDT (380 triệu VNĐ). Ngày 15/3/2004, Mã bị bắt giữ. Tòa tuyên án tử hình và buộc phải bồi thường cho gia đình mỗi nạn nhân 20.000 NDT (38 triệu VNĐ).
Đường dây vé số giả
Ngày 23/3/2004, Lưu Lượng rút thăm trúng thưởng vé xem bóng đá tại Trung tâm vé số thể thao thành phố Tây An (Thiểm Tây). Anh trúng giải đặc biệt với phần thưởng một chiếc xe hơi trị giá 480.000 NDT (912 triệu VNĐ) và 120.000 NDT (228 triệu VNĐ) tiền mặt. Thế nhưng, Trung tâm nói vé của Lưu là vé giả và không cho anh nhận giải thưởng.
Lưu Lượng kiện ra tòa. Từ đó, công an đã điều tra và bắt giam phó chủ nhiệm, phó phòng tài vụ, phó ban phát hành của Trung tâm vé số thể thao tỉnh Thiểm Tây và chủ nhiệm phòng công chứng quận Bĩ Lâm (Thiểm Tây) về tội câu kết với người bên ngoài làm vé số giả để nhận thưởng. Tòa án thành phố Tây An tuyên phạt các bị cáo về các hành vi làm vé số giả, lường gạt và đưa hối lộ, lạm dụng chức vụ và nhận hối lộ với mức án từ 3 đến 19 năm tù. Các bị cáo cũng phải nộp phạt số tiền lớn.
Vụ án này đã khiến cho nhiều người dân mất niềm tin ở nhân viên công chứng và cơ quan công chứng vì họ cũng thông đồng với kẻ gian để lường gạt. Ngày 25/12/2004, dự thảo Luật Công chứng lần đầu tiên chính thức được đệ trình Quốc hộ xem xét, thảo luận.
Lần đầu tiên cơ quan cấp phép hành chính thua kiện
Ngày 14/3/2004, văn phòng luật sư Tri Thức (Nam Kinh) thay mặt thân chủ nộp đơn xin đăng ký thương hiệu tại Tổng cục quản lý hành chính công thương quốc gia. Bốn tháng sau, Tổng cục trả lời không thể cấp phép vì văn phòng luật sư Tri Thức không phải là tổ chức đại diện thương hiệu như Điều lệ thi hành luật thương hiệu quy định.
Sau khi đề nghị xem xét lại nhưng vẫn không được giải quyết, văn phòng luật sư kiện Tổng cục ra tòa và đã thắng kiện. Báo chí Trung Quốc gọi đây là vụ án giấy phép hành chính đầu tiên của Trung Quốc từ sau khi thực hiện Pháp lệnh cấp giấy phép hành chính vào ngày 1/7/2004.
Vụ án sex mạng đầu tiên
Cuối năm 2002, Đặng Dân Giang lập trang web Phượng Điểu để môi giới mua bán dân qua mạng. Ngày 25/2/2004, Sở Công an Thành Đô (Tứ Xuyên) phá án. Tòa đã tuyên phạt Đặng Dân Giang một năm rưỡi tù giam về tội truyền bá mại dâm.
Xem thêm : Bộ gõ tiếng Trung Sogou là gì?
Sau vụ án này, cả nước đã tổ chức hội nghị hành động xóa sạch các web sex trên mạng. Hàng loạt địa chỉ trang sex mại dâm đã bị phát hiện và xử lý hình sự.
Vụ buôn lậu xăng dầu lớn nhất nước
Từ tháng 2/2001 đến tháng 4/2003, Lưu Quân và Châu Hoa Thắng đã lợi dụng tàu chở vật liệu xây dựng Hà Sa đi từ Hong Kong về đại lục để buôn lâu 17.000 tấn xăng dầu với số tiền trốn thuế hơn 10 triệu NDT (19 tỷ VNĐ). Bọn buôn lậu đã dùng thủ đoạn vận chuyển nhiều lần, mỗi lần với số lượng ít nên vụ án này được gọi là buôn lậu kiểu “kiến dời nhà”.
Ngày 8/8/2004, tòa án thành phố Phật Sơn (Quảng Đông) mở phiên tòa xét xử hai chủ mưu Lưu Quân, Châu Hoa Thắng và 44 tên có liên quan. Các bị cáo bị kết án từ 14 năm tù đến tử hình.
Cảnh sát giao thông tỉnh Cát Lâm hủ bại
Ngày 28/1/2003, một chiếc xe khách đang chạy trên đường cao tốc Ha Đại thì xảy ra sự cố khiến 17 hành khách chết tại chỗ và nhiều người bị thương nặng. Tài xế đã sử dụng bằng lái giả do Cục Công an tỉnh Cát Lâm cấp. Báo chí điều tra phát hiện đường dây làm bằng lái giả tại tỉnh này và báo cáo Bộ Công an.
Từ đó, đường dây hủ bại của Phó giám đốc Sở Công an Cát Lâm Triệu Ân Tài bị bại lộ. Từ năm 2001 đến tháng 8/2003, đường dây này đã cung cấp hơn 10.000 bằng lái giả với số tiền nhận hối lộ là 4 triệu NDT (7,6 tỷ VNĐ). Tới nay, tòa án các nơi trong tỉnh Cát Lâm vẫn tiếp tục xét xử những người liên quan trong đường dây mua bán bằng lái giả.
Vụ xài chùa đĩa nhạc karaoke
Từ tháng 3/2004, hơn 12.000 điểm kinh doanh dịch vụ karaoke của hơn 20 tỉnh thành trên cả nước đã nhận được thư của Hiệp hội Đĩa nhạc quốc tế yêu cầu ngừng sử dụng đĩa karaoke của MTV và MV, đồng thời phải bồi thường vì không xin phép.
Một tháng sau, chỉ có hơn 20 điểm dịch vụ vi phạm ở Tứ Xuyên đồng ý bồi thường. Trước tình hình này, nhiều hiệp hội giải trí ở các tỉnh đang yêu cầu Hiệp hội đĩa nhạc quốc tế nghiên cứu, xem xét lại để ngành kinh doanh karaoke ở Trung Quốc có một lối thoát. Trung Quốc xem đây là vấn đề lớn vì nạn “xài chùa” băng đĩa nhạc ở nước này rất phổ biến.
Đường dây mại dâm đồng giới đầu tiên
Ngày 6/2/2004, tòa án quận Tần Chuẩn (Nam Kinh) đã xử kín vụ án mại dâm đồng giới nam do Lý Ninh chủ mưu. Từ tháng 1 đến 8/2003, Lý Ninh kết hợp cùng một số đồng bọn tổ chức quảng cáo mua bán dâm bằng tờ rơi hoặc đăng báo. Lý Ninh bị tuyên án 8 năm tù giam.
Nguồn: https://tiengtrungnhuy.edu.vn
Danh mục: Blog