1. Giới thiệu
– Bộ môn Kỹ thuật Hóa học được thành lập theo Quyết định số 1378/QĐ-ĐHTL trên cơ sở từ Bộ môn Hóa học – thành lập năm 1959 cùng với sự ra đời của Trường Đại học Thủy lợi.
– Bộ môn phụ trách đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học trình độ đại học, gồm 02 chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa Vô cơ và Kỹ thuật Hóa Hữu cơ.
– Bộ môn phụ trách giảng dạy 53 học phần (34 môn học) cho 02 chuyên ngành Kỹ thuật Hóa Vô cơ và Kỹ thuật Hóa Hữu cơ bậc đại học và hướng dẫn ĐATN cho ngành KTHH, Đại học Thủy lợi.
– Bộ môn phụ trách 10 Phòng thí nghiệm của ngành Kỹ thuật Hóa học: Vô cơ, Hữu cơ, Phân tích, Quá trình và Thiết bị, Điện hóa, Polime – Compozit, Silicat, Phòng máy, Phòng nghiên cứu và Phòng pha chế.
– Tham gia nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ – phục vụ sản xuất và hợp tác, trao đổi trong nước, quốc tế trong lĩnh vực hóa học.
2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên
– Đào tạo Kỹ sư Hóa học ngành Kỹ thuật Hóa học bậc đại học, gồm 02 chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa Vô cơ và Kỹ thuật Hóa Hữu cơ.
4. Mục tiêu đào tạo
Xem thêm : THỦ TỤC THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ, TIN HỌC
Ngành Kỹ thuật Hóa học lấy phương châm “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và gắn với thực tiễn sản xuất” làm kim chỉ nam cho hoạt động đào tạo của mình.
Mục tiêu của Chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật Hoá học là trang bị cho người học:
(1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong các lĩnh vực kỹ thuật hóa học như vật liệu silicat, vật liệu vô cơ, phân bón, điện hóa, dầu khí, hóa dược, polyme, xenluloza và giấy, quá trình, thiết bị, máy công nghiệp hóa chất.
(2) Năng lực tham gia xây dựng, quản lý và vận hành các qui trình sản xuất; chế tạo, lắp đặt các máy và thiết bị công nghiệp hoá chất; đào tạo, nghiên cứu, triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực Kỹ thuật hóa học.
(3) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
(4) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường hội nhập quốc tế.
(5) Có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn (cấp độ A2 khung chuẩn Châu Âu), có thể giao tiếp và đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
5. Nghiên cứu khoa học
A. Các hướng nghiên cứu khoa học của Bộ môn
1. Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano và ứng dụng của chúng trong lĩnh vực y sinh, xử lí môi trường, vật liệu xây dựng và công nghiệp. 2. Nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu mới từ phế thải công nghiệp, nông nghiệp và ứng dụng trong các lĩnh vực: xây dựng, thủy lợi và giao thông. 3. Nghiên cứu tổng hợp phức chất của các nguyên tố đất hiếm và ứng dụng của chúng trong lĩnh vực nông nghiệp. 4. Nghiên cứu tổng hợp phức chất của các kim loại chuyển tiếp và ứng dụng để tạo màu cho men và gốm sứ. 5. Nghiên cứu, tìm kiếm, phát hiện các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên ứng dụng làm dược phẩm, bảo quản nông sản và thuốc bảo vệ thực vật.
Xem thêm : Định luật cảm ứng tĩnh điện. Hiện tượng cảm ứng điện từ
B. Các đề tài/dự án đã chủ trì thành công
Bộ môn đã chủ trì thành công các đề tài NCKH cấp Bộ và các đề tài cấp cơ sở cũng như tham gia vào các hội đồng thẩm định, tư vấn các đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực Hóa học.
Danh mục các đề tài/dự án Bộ môn đã chủ trì thành công
6. Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học
· Gồm 10 phòng thí nghiệm: Vô cơ, Hữu cơ, Phân tích, Quá trình và Thiết bị, Điện hóa, Polime – Compozit, Silicat, Phòng máy, Phòng nghiên cứu và Phòng pha chế;
· Phục vụ đào tạo sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa học, phục vụ SV NCKH, làm Đồ án tốt nghiệp, Luận văn Cao học và Luận án Tiến sỹ;
7. Liên hệ
Văn phòng Bộ môn: Phòng 313, Nhà A5, Trường Đại học Thủy lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 024.3232.3416.
Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học: Nhà B2, B4 – Trường Đại học Thủy lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 024.3221.6042.
Fanpage: https://www.facebook.com/kythuathoahocthuyloi
Nguồn: https://tiengtrungnhuy.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục